Bất động sản đang chậm lại, liệu có cơn bão đầu tư nào sắp đổ bộ?
Chỉ nóng lên một thời gian, thì gần đây thị trường bất động sản đang có những dấu hiệu chững lại và hạ nhiệt. Tuy nhiên, đây được dự đoán chỉ là “nhịp trầm” cho những “nốt thăng” sắp đến của thị trường.
Tính thanh khoản chậm nhưng giá vẫn tăng? Đâu là nguyên nhân của nghịch lý này?
Trãi qua hơn 6 tháng của năm 2022, thị trường bất động sản của Việt Nam đã chứng kiến nhiều nghịch lý, giá nhà liên tục “leo thang” nhưng tính thanh khoản có vẻ dường như “dậm chân tại chỗ”. Để lý giải cho điều này, có thể thấy sự thiếu hụt từ nguồn cung các dự án đã giúp cho cơn sốt đất nông nghiệp, đất vườn đã nóng càng nóng hơn.
Theo như chia sẻ của ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản, “Bộ Xây dựng đã có những văn bằng báo cáo lên Chính Phủ về sự “tăng giá đột biến” của một số phân khúc đất nền tại các khu vực dự kiến lên quận, sáp nhập hoặc có hệ thống hạ tầng giao thông chạy qua.” Bên cạnh đó, ông Khởi còn cho biết thêm, giá BĐS tăng cao có thể đến từ nhiều nguyên nhân, có thể là nguồn cung hạn chế, quỹ tín dụng chưa được điều chỉnh hợp lí, thông tin về thị trường còn mơ hồ,…

Nghịch lý: thanh khoản chậm – giá đất tăng?
Trong những năm gần đây, đặc biệt là 3 năm Covid, Thị trường bất động sản chắc chắn phải có ảnh hưởng ít nhiều, nếu không muốn nói bị giảm sút mạnh. Bên cạnh đó, pháp lý có độ trễ lớn, các chủ đầu tư cũng “đau đầu” liên tục vì bị vướng các thủ tục hành chính, pháp lý. Có những dự án mất tận 5 năm mới hoàn tất thủ tục, đến khi ra hàng lại còn bị “thiếu giấy tờ” và tiếp tục nằm im tại chỗ. Trong thời gian đó, giá bất động sản vẫn cứ tăng liên tục làm cho các dự án mới dậm chân và dự án cũ còn đang dang dở.
Từ khoảng thời gian BĐS có những bước đi chậm lại vào những năm 2010-2012, thì sau hơn 10 năm, giá BĐS đã có dịp tăng mạnh, thậm chí tăng cao hơn gần cả chục lần. Tuy nhiên, mặt bằng chung ngành BĐS lại đang có những dấu hiệu chững lại, các dự án của các chủ đầu tư đang được giao dịch nhỏ lẻ nhưng vẫn duy trì với mức giá cao. Chính vì thế, đây đang được dự đoán là sự lặp lại của bài toán mẫu năm 2010-2012, và chuẩn bị cho một kỳ tăng trưởng mạnh sắp đến, vì “trước cơn bão, biển lúc nào cũng lặng”.
Các nhà đầu tư đang cân não để đón làn sóng tăng trưởng mới
Tuy thị trường giá bất động sản vẫn duy trì ở mức cao, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng, đây cũng chỉ là khoảng trầm xuống tạm thời, và dự đoán bắt đầu tăng mạnh trong những năm tiếp theo. Để lý giải cho điều này, có thể nhìn vào năm 2022, Chính Phủ đang nỗ lực đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, và các dự án hạ tầng được chú trọng mạnh. Điển hình tại Phía Nam, là sự góp mặt của sân bay Phan Thiết, sân bay Long Thành, cao tốc Phan Thiết,…làm cho giá đất xung quanh được đẩy mạnh.

Sân bay Phan Thiết đang được hoàn thiện
Thực tiễn chỉ ra rằng, nếu cứ tính 1 đồng cho đầu tư công, thì đầu tư xã hội sẽ tăng từ 8 – 10 đồng nhờ vào kích thích đó. Nếu giải ngân đầu tư công hàng nghìn tỷ, thì con số đầu tư xã hội sẽ lên đến hàng trăm nghìn tỷ, thậm chí còn cao hơn. Đây được xem như là bước đà mới khiến giá thị trường BĐS tăng cao hơn những năm trước và được nhiều người đặt kỳ vọng cho một thị trường BĐS khởi sắc hơn, giao dịch mạnh hơn.
Quay trở lại bài toán đầu tư, trong các kênh đầu tư, chiếm ưu thế về mặt an toàn và tăng lời cao thì chung quy vẫn Bất động sản. Nếu như trong nền kinh tế biến động, Bất động sản vẫn là nơi để giữ dòng vốn an toàn, bền vững. Còn trong nền kinh tế bình ổn và tăng trưởng, thì Bất động sản chắc chắn là kênh sinh lời cao trong thời gian ngắn. Có thể thấy, trong những năm đại dịch, nền kinh tế đi xuống trầm trọng do giãn cách xã hội, giao thương ngắt quãng, thì Bất động sản vẫn “nằm ngủ đông”. Đại dịch qua đi, nền kinh tế có những dấu hiệu khởi sắc, đây cũng là khoảng thời gian Bất động sản leo thang và quay lại đường đua buôn đất.
Cũng từ sau đại dịch, nhiều người nhận ra rằng, Bất động sản vừa là nơi để “trú ẩn” sau những biến cố của thị trường, vừa là kênh đầu tư an toàn theo thời gian nhất. Hơn thế nữa, dù kinh tế khó khăn, nhưng nhu cầu về nhà đất, nhà ở vẫn luôn tăng cao. Chính vì thế, những loại hình bất động sản như đất vườn, đất nông nghiệp đang được săn đón cao. Đặc biệt là các mô hình như Farmstay, Homestay,… vì tích hợp được cả 2 yếu tố mà các nhà đầu tư đang tìm kiếm: đầu tư sinh lời – nghỉ dưỡng nhàn hạ.

Mô hình Famrstay đang được giới đầu tư săn đón nhất hiện nay
Theo một số nhận định, thị trường BĐS đứng trước nhiều thách thức lớn. Trong đó, một số yếu tố đang được nhắc đến như: nguồn vốn cho vay từ ngân hàng dần eo hẹp, giá thì liên tục tăng cao,…Cũng từ đó, dần dần các nhà đầu tư chuyển hướng sang tìm một hình thức thanh toán mới đó là trả góp. Nói mới thì không mới, nhưng cũng không phải cũ, trả góp theo giai đoạn là mô-típ mới thay thế cho hình thức thanh toán 100% giá trị như trước đây. Với mục đích nhằm hỗ trợ các chủ đầu tư trong giai đoạn chờ ngân hàng mở rộng vốn cho vay, hoặc chia nhỏ số tiền mà họ phải chi trả một lần cho một mảnh đất. Tuy nhiên, không phải bất kì công ty BĐS nào cũng đủ tiềm lực để xây dựng phương thức trả góp này.

Chương trình ưu đãi có 1-0-2 tại Nam Á Farmstay Tuy Phong
Hiểu được điều đó, Mekong Nam Á đưa ra chương trình ưu đãi có 1-0-2 trả góp 12 tháng cho khách hàng với lãi suất 0%. Khách hàng chỉ cần trả góp 30%, được sở hữu ngay một mảnh đất vườn ven biển nằm tại Nam Á Farmstay Tuy Phong-Bình Thuận. Mang đến cơ hội đầu tư an toàn và sinh lời cao cho khách hàng để chuẩn bị đón làn sóng tăng trưởng mới của thị trường BĐS nước nhà.